4 món ăn đặc sản của Hà Giang làm ngất ngây lòng thực khách.

0

Hà Giang thu hút bởi cảnh sắc đẹp hiếm có,các phong tục và nét văn hoá đặc sắc, nơi đây còn có rất nhiều sản vật quý hiếm cùng nhiều món ăn lạ mà ngon hấp dẫn du khách bốn phương. Từ các sản vật quý hiếm vùng núi cao tới các đặc sản của các dân tộc ít người nên không ngoa khi gọi đây là “vùng đất hứa” cho những ai ham mê của ngon vật lạ.

Mật ong bạc hà vùng núi đá Hà Giang.

Mật hoa bạc hà là món quà quý để mua về làm quà cho mỗi du khách khi đến với vùng đất Hà Giang. Khác với các loại mật ong rừng khác, mật ong hoa bạc hà có mùi thơm riêng, vị ngọt đậm đà, độ sánh cao chính là một thực phẩm bổ dưỡng và là một vị thuốc quý dùng chữa bệnh và dưỡng nhan.

dac-san-ha-giang-1

Để sản xuất ra loại mật ong đặc biệt này, người dân ở đây trồng những vạt cây bạc hà dại ven nhà rồi cho ong đi hút mật ở các bông hoa của loài cây này. Cây bạc hà là một loại cây hoa dại, có bông hoa màu tím hồng đẹp, hoa thường nở vào mùa đông thành từng vạt hoa cùng màu quanh các mái nhà vùng núi đá cằn cỗi, tô điểm cho mùa đông lạnh lẽo. Ong hút mật ở loài cây này là chủ yếu và hút thêm ở mọt số loài hoa nữa nên vị thơm của nó vẫn mang hương bạc hà thoang thoảng.

Bánh tam giác mạch.

Bánh tạm giác mạch làm từ hạt của loài hoa tam giác mạch nổi tiếng, trong lễ hội hoa tam giác mạch nó được giới thiệu như một đặc sản dân tộc, một sản phẩm đi kèm với nét văn hoá tam giác mạch của vùng núi Hà Giang. Cuối mỗi mùa hoa, khi hạt tam giác mạch đã già, người dân cắt cả cây tam giác mạch về đập lấy hạt, hạt được phơi khô để bảo quản lâu, vừa dùng để ủ rượu vừa dùng để xay bột làm bánh. Bánh thường làm to gấp đôi bàn tay người lớn, nặn bẹt bẹt như chiếc bánh rán.

dac-san-ha-giang-2

Hạt tam giác mạch khá cứng, được người dân vất vả xay nó ra bằng cối đá thành bột mịn, nhào bột với nước rồi nặn bánh, bánh có thể cho lên nồi hấp cho chính hoặc đặt lên bếp than nướng cho chín dần. Nhiều người thường đồ bánh qua một lượt xong cho dẻo rồi mới đặt lên bếp nướng cho thơm, cách này khi ăn vị bánh sẽ ngon hơn. Vị bánh giòn xốp, ăn ngọt ngọt thanh thanh, hương vị rất nhẹ nhàng, hơi bùi bùi lại có một chút vị hăng hắc cảu loài cây rừng.

Màu sắc và hương vị chiếc bánh mang đậm cái mộc mạc chân chất mà không kém sự hấp dẫn và đắm say như bông hoa tam giác mạch khi nở rộ.

Thắng dền, đặc sản vùng cao.

Món thắng dền làm từ bột gạo nếp, khá giống bánh trôi của người dưới xuôi. Bánh được nặn tròn to bằng đầu ngón chân cái, bên trong cho nhân, luộc với nước, chín thì vớt ra để bát, nước dùng được pha đường nâu và gừng cay, chế nước dùng vào bát thắng dền rồi thả thêm lạc rang vào ăn kèm.

Trời lạnh mà ăn món ăn vặt này vừa ấm dạ lại no bụng, có tác dụng giữ nhiệt cho cơ thể rất tốt, ngoài ra những ai bị cảm lạnh hay trúng gió húp một bát thắng dền cũng khoẻ người hơn.

Thắng cố, đặc sản của phiên chợ vùng cao.

dac-san-ha-giang-3

Thắng cố được làm từ nội tạng của trâu bò cùng với đầu và chân được ninh kỹ trong chảo lớn cho tới khi nguyên vật liệu chín nhừ. Đặc sắc của thắng cố là những nội tạng và chân trâu bò được hầm với nhiều vị thảo dược nên có vị rất lạ, vì món ăn nhừ nên khá dễ ăn. Một bát thắng cố nóng ăn cùng mèn mén hay bánh ngô nướng mỗi khi phiên chợ của bà con dân tộc ở Hà Giang đã thành một thói quen, một nét đặc sắc trong phiên chợ vùng cao.

Không chỉ tại các phiên chợ, mỗi khi tết đến hay trong bản có ngày lễ gì lớn cần mổ trâu bò là người dân lại nấu thắng cố, nhiều người ngồi quay nhau lại bên bếp lửa hồng ăn thắng cố vừa ngon lại vừa vui.

Leave A Reply