Bắt trẻ học quá nhiều có thực sự tốt?

0

Ngày nay, ngay từ tấm bé những đứa trẻ vừa mới bắt đầu vào học lớp 1 đã phải chịu quá nhiều áp lực học tập. Câu nói phổ biến nhất của tất cả các phụ huynh dành cho những đứa trẻ là “con học bài đi, đừng lười biếng” trong tất cả thời gian trong ngày. Vậy bắt trẻ học nhiều quá như vậy có thực sự tốt?

Trẻ em học cả ngày, cả tuần.

Dù là trẻ đang học tiểu học hay cấp trung học thì áp lực của việc học tập của các em không hề khác nhau là bao, các em đều học kín ngày, học kín tuần trong cả năm. Tình trạng chung của các phụ huynh là luôn luôn nhắc nhở con cái học tập mọi lúc mọi nơi, mong con học giỏi và sau này thành tài.

Từ sáng đến chiều tối là thời gian học sinh học ở trường, nhiều em sau khi tan học về nhà thì lại đi học thêm hoặc thuê người đến nhà dạy thêm, tiếp đó các em lại phải ôn bài và làm bài tập. Trong khung giờ 24 giờ trong ngày đều dành cho học tập, các em học sinh ngoài giờ ăn và ngủ thì hầu như không dư một phút nào để chơi hay thư giãn cả, thậm chí ăn uống cũng vội vàng.

Tuy ngành giáo dục đã cấm việc dạy thêm và học thêm nhằm giảm áp lực cho học sinh các cấp, nhất là ngành tiểu học, tuy nhiên cấm thì vẫn cầm, còn việc dạy thì vẫn dạy. Mức phạt và xử lý hành chính cho vấn đề này đã được các cơ quan có thẩm quyền đề ra khá nặng nhưng việc thực thi lại không mấy hiệu quả khi vấn nạn này đã ăn sâu khó thay đổi sau quá nhiều năm diễn ra liên mien trên các thế hệ học sinh.

tre-em-hoc-nhieu-1

Một học sinh học lớp 7 tại một trường THCS trọng điểm ở Hà Nội chia sẻ: “Em phải học chính khoá từ thứ 2 đến hết thứ 7, buổi tối các ngày em phải học thêm toàn-văn-anh 2 tiếng mỗi ngày đến 9h tối mới xong, sau đó em phải làm bài tập về nhà nên hâu như ngày nào em cũng phải 11h rưỡi mới được lên giường đi ngủ”. Khi hỏi em rằng ngày cuối tuần em có được đi chơi hoặc giải trí gì không thì em chia sẻ “Chủ nhật tuần nào cũng vậy, thi thoảng em mới được sang nhà ông bà chơi nửa buổi, còn nếu bố mẹ bận công việc thì em phải ở nhà ôn bài và làm bài tập về nhà. Nếu không hoàn thành bài tập em sẽ bị điểm kém và bị cô giáo phê bình”.

Qua những chia sẻ trên có thể thấy rằng một học sinh học tiểu học hay học trung học còn bận rộn hơn một người trưởng thành. Một người lớn làm công ăn lương bình thường cũng chỉ làm việc 8 tiếng một ngày, buổi tối được thư thả, cuối tuần được nghỉ 1 hoặc 2 ngày. Trong khi các em học liên tục suốt 16 tiếng, trừ lúc ăn và ngủ là được nghỉ ngơi.

Áp lực học tập đến từ cả trường học và gia đình, bản thân thầy cô giáo, cha mẹ luôn cố ý hay vô tình mà tạo nên những áp lực học tập quá lớn cho các em. Dù chương trình học cho các cấp từ tiểu học tới THPT đã được điều chỉnh, giảm tải nhưng áp lực các em học sinh phải gánh vẫn không thay đổi.

tre-em-hoc-nhieu-2

Trẻ em đang độ tuổi ăn, tuổi chơi, các em cần được giải trí vui chơi và sống đúng độ tuổi của mình. Học hành tuy quan trọng nhưng không phải tất cả, cần phải cho các em hoàn thiện cả về các kỹ năng sống, cân bằng giữa thể chất và tinh thần.

Vấn nạn chạy đua thành tích không còn quá lớn dành cho các em, nhưng gánh trên mình những kì vọng quá lớn lao của cha mẹ sẽ làm các em chỉ biết lao đầu vào học và học. Sự thiếu hụt về kỹ năng sống, giao tiếp, khả năng linh hoạt, sáng tạo là điều tát yếu. Chính vì thế học nhiều không phải đã tốt mà có khi nó còn tác dụng ngược lại với mong muốn ban đầu đối với trẻ em. Ngành giáo dục cần có nhiều biện pháp kiên quyết và hữa hiệu hơn nữa tác động tới gia đình và học sinh nhằm giảm tải áp lực học tập cho các em, để các em được sống đúng lứa tuổi và học tập vừa với sức của mình.

Leave A Reply