Vùng Tây Nam Bộ của nước ta từ lâu đã nổi tiếng với nhiều đặc sắc về văn hoá, nghệ thuật, con người và ẩm thực. Ẩm thực Tây Nam Bộ ngọt ngào mà đậm đà lại không thiếu đi sự thanh mát, mang những hương vị riêng khác với lẩu miền Bắc và miền Trung, phù hợp với các xứ nóng quanh năm của vùng này. Nội dung sau đây sẽ giới thiệu các món lẩu ngon nổi tiếng của Tây Nam Bộ.
Lẩu mắm – món lẩu ngon đặc sản.
Bắt nguồn từ Cần Thơ, có lịch sử rất lâu đời, lẩu mắm được mệnh danh là một trong những món ăn ngon nhất nhì vùng Tây Nam Bộ. Khi đến với vùng sông nước miền Tây không thể một lần thưởng thức lẩu mắm mang hương vị chính cống nhất. Cá linh vùng An Giang cùng với nước lẩu từ xương heo pha với mắm đã tạo nên vị đặc trưng nhất cho món ăn này.
Nguyên liệu cần thiết để làm lẩu mắm gồm: bún, xương heo, cá linh, tôm tươi, mực ống, phi lê cá lóc, cá bông lau, đặc biệt là phải có mắm cá ba sặc mới gọi là lẩu mắm được.
Các gia vị cần có gồm: cà tím, xả, bột nêm, dầu ăn, các loại rau sống như rau nhút , rau muống, rau đắng, bông súng.
Lẩu mắn là tinh hoa văn hoá ẩm thực được kết hợp bởi người Khmer và người miền Nam trong quá trình lịch sử cùng nhau sinh sống, khai khẩn đất hoang xây dựng cuộc sống nhiều năm. Ăn lẩu mắn cùng với bún rất hợp cho thời tiết nóng, râu sống cùng với tôm, mực, cá nhúng vào nồi lẩu nóng rồi vớt ra ăn khi chin tới vừa ngọt vừa thơm, lại thoang thoảng lẫn là mùi của mắm rất dậy mùi.
Lẩu cá linh bông điên điển.
Đặc sắc của món này chính là có bông điên điển vàng đặc trưng chỉ có ở Tây Nam Bộ, vị cá linh ngọt mà thơm. Hương sắc của lẩu cá linh bông điên điểm rất đầy đủ, tuy chỉ là một món ăn dân giã hương đồng gió nội nhưng vị chua thanh của nước dùng, vị ngọt mát của bông điên điển hoà với vị béo của cá rất đậm đà.
Mùa nước nổi cá linh về nhiều, rau dại mọc tốt, bông điên điển nở rộ vàng ruộm trên các mé song, trên mặt ruộng nước, trong cái khốn khó lam lũ của cuộc sống trong mùa nước nổi thì những nguyên liệu đơn giản sẵn có ở trên đã làm nên các bữa cơm gia đình ngon và ấm cúng. Cá linh nhỏ mà béo, dinh dưỡng nhiều, rau dại xanh mát, thơm lành làm nên món lẩu cá nổi tiếng cùng nét văn hoá đặc sắc của vùng này.
Lẩu cua đồng.
Phổ biến ở tất cả các vùng miền nước ta, lẩu cua đồng mang đặc trung miền Tây lại không lẫn vào đâu được. Thành phần chính không thể thiếu là cua đồng, còn các nguyên liệu khác thì tuỳ vào từng vùng mà dùng các loại khác nhau. Miền Tây Nam Bộ làm lẩu cua đồng không thiếu được cua đồng, tôm ,ghẹ, ngoài ra còn có các loại rau như bông so đũa, bông điên điển, bông thiên lý, rau nhút, bông súng, bông hẹ, bông bí.
Lẩu cua đồng đúng chất miền Tây phù hợp cho thời tiết nóng, gạch cua nổi dập dềnh, điểm xuyết các màu đỏ, vàng xanh vui mắt của các loại thuỷ sản và rau trông rất ngon mắt.Nguyên liệu phong phú tạo nên vị ngọt tự nhiên mà thanh mát khi ăn, không cảm thấy ngấy.