Ngồi nhầm lớp không chỉ vì nguyên nhân bệnh thành tích.

0

Qua những ồn ào về bệnh thành tích vài năm trước, ngành giáo dục đã có những biện pháp mạnh tay để xử lý nhưng tình trạng ngồi nhầm lớp vẫn tái diễn. Vậy nguyên nhân thật là do đâu? Nếu thanh tra các cấp của ngành giáo dục làm việc nghiêm túc chuyện ngồi nhầm lớp sẽ không thành hiện tượng khiến dư luận bức xúc như bây giờ.

Không chỉ do bệnh thành tích vậy học sinh ngồi nhầm lớp còn do đâu?

Căn bệnh thành tích kéo dài nhiều năm trong ngành giáo dục đã là một câu chuyện cũ, hậu quả là tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, học hết cấp 1 hoặc lớp 6 lớp 7 vẫn không biết đọc viết. Bộ giáo dục đã thực hiện một loạt các biện pháp để khắc chế bệnh thành tích khắp các cấp liên tục trong vài năm trở lại đây và đạt được những thành tựu đáng kể.

Khi chuyện cô bé ở Sóc Trăng học lớp 6 những không biết đọc biết viết lại gây ra bất ngờ cho dư luận. Vì sao bệnh thành tích đã chữa mà tình trạng “ngồi nhầm lớp” vẫn không khỏi. Khi đoàn công tác tới làm việc và kiểm tra xem học sinh có ngồi đúng lớp không thì thấy rằng nhiều học sinh không biết đọc biết viết vẫn được lên học lớp hai (tại một trường tiểu học huyện Trần Đề-Sóc Trăng).

Theo báo VTV điện tử đưa tin cách đây không lâu, một cuộc khảo sát 200 học sinh tiểu học ở huyện Kbang (Gia Lai) thì có tới 50% học sinh không đọc viết thông thạo. Chính điều kiện kinh tế xã hội khó khăn khiến các em học tiếng phổ thông không khác gì học ngoại ngữ, bởi các em học sinh ở đây đều là con em dân tộc thiểu số ít người. Việc nói sõi và dùng thành thạo tiếng Việt của các em sẽ chậm hơn học sinh ở vùng đồng bằng, thành thị.

hoc-sinh-ngoi-nham-lop-1

Một thực tế nữa là có rất nhiều giáo viên tốt nghiệp sư phạm, dạy tại một số trường vùng cao nói tiếng phổ thông không chuẩn, viết vẫn mắc lỗi chính tả.

Nước ta 54 dân tộc, trong đó có rất nhiều dân tộc thiểu số ít người với tổng số dân chỉ vài nghìn người. Các con em đồng bào dân tộc ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa khi đi học hầu như không biết tiếng phổ thông khi bắt đầu vào học.

Việc yêu cầu thầy cô giáo vùng đồng bào dân tộc dạy chữ cho con em họ theo chương trình giáo dục bằng tiếng phổ thông như người Kinh, đòi hỏi họ đạt thành tích tốt, lên án việc trẻ học lớp 2 lớp 3 chưa biết đọc biết viết là vô lý cực kì.

Giải quyết bài toán học sinh “ngồi nhầm lớp” còn tồn đọng.

Để giải quyết bài toán văn hoá về vấn đề phổ cập giáo dục cho con em đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, năm 2010, 2011 Chính Phủ đã ra đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người. Ngoài ra còn thực hiện việc xây thêm nhiều các trường dân tộc nội trú ở 22 tỉnh có các vùng khó khăn có người dân tộc thiểu số sinh sống.

Theo đề án này vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em học tập, cũng kiểm tra và bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giáo viên giảng dạy để nâng cao hiệu quả thực tế, phù hợp với điều kiện địa phương.

Bắt đầu từ Tiểu học, khi dạy tiếng phổ thông cho học sinh dân tộc ít người cần xem như dạy ngoại ngữ, vì chỉ khi hiểu tiếng Việt thì các em mới tiếp thu được những kiến thức khác. Một em bé người Kinh còn cần 5-6 năm mới nói sõi tiếng Việt, vào học lớp 1 mới bắt đầu nghe hiểu những gì cô giáo nói.

hoc-sinh-ngoi-nham-lop-2

Bộ giáo dục cần có biện pháp kiên quyết hơn để xử lý nếu phát hiện nhà trường cố tình để học sinh “ngồi nhầm lớp”. Trách nhiệm ở đây cần xét đến giáo viên dạy, ban giám hiệu và cả các cấp quản lý giáo dục địa phương như phòng giáo dục, sở giáo dục.

Một số người cho rằng, sự gian dối trong giáo dục được nguỵ trạng dưới căn bệnh thành tích ở tất cả các cấp học, không chỉ riêng cấp Tiểu học, phổ thông mà cả các cấp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nhận định này xuất phát từ chính tình trạng “ngồi nhầm lớp”, tình trạng thất nghiệp, “có bằng nhưng không có cấp” đang xảy ra phổ biến trong xã hội.

Do đó những người hoạch định chính sách giáo dục và chịu trách nhiệm quản lý giáo dục cũng cần phải chịu trách nhiệm. Cần cải tổ và thay đổi từ trên xuống dưới, trên nghiêm thì dưới mới theo, thực hiện nghiêm chỉnh đề án của Chính Phủ đưa ra, có các phương án hữu hiệu để thực hiện đề án sát với thực tế.

Leave A Reply