Người cao tuổi thường dễ bị suy dinh dưỡng và mệt mỏi, ăn kém nên bỏ bữa và ăn ít. Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ do tuổi già nên mới xảy ra tình trạng như vậy nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề dinh dưỡng, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Người cao tuổi thường hiểu sai về cách ăn uống nên dinh dưỡng không đủ, cơ thể dễ bị nhiều chứng bệnh, nhất là các cơ quan trong cơ thể không còn được như trước nên càng cần chăm sóc và chú ý ăn uống sinh hoạt, có biểu hiện như chán ăn mệt mỏi phải giải quyết dứt điểm nhanh, không để lâu sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.
Cho rằng ăn không ngon miệng là bình thường.
Dù bất kì độ tuổi nào thì khi cảm thấy ăn không ngon miệng thì chứng tỏ cơ thể có vấn đề chứ không riêng gì người cao tuổi hau trẻ nhỏ. Biểu hiện không ngon miệng là do hệ tiêu hoá hoạt động kém hoặc bị trầm cảm hay mắc các chứng bệnh khác.
Khi xuất hiện dấu hiệu này cần đến bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và chữa bệnh dứt điểm, hoặc có thể dùng phấn hoa ong giúp ăn ngon miệng hơn. Tuyệt đối không thể coi việc ăn ngon miệng là bình thường. Phải ăn ngon miệng thì cơ thể mới hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, sức đề kháng tăng lên thì mới có sức khoẻ tốt.
Già rồi không cần nhiều dinh dưỡng như khi còn trẻ.
Quan niệm rằng khi cao tuổi thì trao đổi chất chậm hơn lúc trẻ nên dinh dưỡng cần cho cơ thể cũng ít hơn là hoàn toàn sai lầm. Cơ thể lão hoá nên việc hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chậm hơn khiến người cao tuổi càng thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó cần phải ăn đầy đủ các loại thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Các vitamin A, B, C, D và các khoáng chất như sắt, kém, photpho, magie, canxi…sẽ giúp người già tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ mệt mỏi, ăn ngon và ngủ ngon hơn. Hệ xương được củng cố sẽ chắc khoẻ lên, bớt bị đau khớp đau lưng. Bổ sung các dưỡng chất quan trọng này qua bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khoẻ cho người cao tuổi.
Không thấy đói nên bỏ bữa và ăn không đúng bữa.
Do trao đổi chất chậm nên người cao tuổi có thể ăn ít đi nhưng vẫn phải ăn đủ chất dinh dưỡng, việc bỏ bữa và ăn không đúng bữa sẽ đảo lộn sinh học của hệ tiêu hoá dẫn tới đau dạ dày, hạ đường huyết.
Khi đến bữa ăn nhưng không đói thì có thể ăn một số đồ ăn nhẹ như bánh mì, bột ngữ cốc, sữa đậu nành hay rau củ để lấp đầy dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không nên ăn các món có nhiều dầu mỡ sẽ bị chướng bụng, chọn các thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật sẽ dễ tiêu và tốt cho tim mạch.
Lúc nào khát mới uống nước.
Nhiều người cao tuổi vẫn để đến lúc thấy khát hoặc thỉnh thoảng nhớ ra mới uống nước. Nên tạo thói quen uống nước đều đặn, cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên, nhất là khi vận động ra mồ hôi. Không khát không có nghĩa cơ thể không cần nước, đến lúc thấy khát rồi nghĩa là lượng nước đã bị hao hụt nghiêm trọng khiến cơ thể sinh ra phản ứng “đòi uống nước” là khát.
Bổ sung nước bằng các loại nước ép hoa quả hay rau củ cũng rất tốt, sẽ không nhạt như nước lọc, tuy nhiên uống nước là giải pháp bền vững nhất, thi thoảng mới đổi vị bằng nước ép thì sẽ tốt hơn.