Lái xe máy an toàn – “dễ” mà lại  “khó”

0

Lái xe an toàn là vấn đề của toàn xã hội không chỉ riêng xe máy, nhiều người nói rằng lái xe máy dễ hơn cả xe đạp bởi vì giữ thăng bằng dễ, điều đó đúng. Nhưng lái xe sao cho an toàn và làm chủ được tốc độ, tay lái linh hoạt xử lý khéo léo được các tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông không phải ai cũng làm được.

Tình trạng tai nạn giao thông của người điều khiển xe máy, mô tô ở nước ta hàng năm là một con số “khủng”, nhiều hơn các phương tiện khác rất nhiều. Lái xe an toàn nói dễ mà thực ra là khó. Dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ để điều khiển xe máy an toàn cho chính mình.

lai-xe-may-an-toan-1

Nguyên tắc lái xe máy an toàn

  • Đầu tiên phải quen với cấu tạo kỹ thuật và các đặc điểm nổi bật, đặc trưng riêng của từng dòng xe máy để biết lái sao cho ổn định. Ví dụ như với những chiếc xe máy, mô tô phân khối lớn, thân xe nặng hơn xe số thì khi điều khiển xe trong khúc cua không thể thực hiện với tốc độ như các dòng xe thể thao kiểu future, exciter, wave,…Hiểu rõ về tay ga và kỹ thuật lái của từng xe để xử lý tình huống nhanh nhạy, đảm bảo an toàn khi lái.
  • Kết hợp phanh, nhả phanh, vào số, về số nhịp nhàng, thực hiện đúng với khẩu khuyết “tay nào, chân ấy”. Phanh tay và phanh chân cùng tay ga đều được bố trí ở bên thuận là bên phải của hầu hết mọi người, khi lái xe không nên tới lúc cần phanh thì mới đặt chân vào bàn phanh, cần đặt chân sẵn sàng ở vị trí đó theo đúng thiết kế bàn đạp phanh của xe. Phanh gấp thường khiến thân người lái xe chúi về đằng trước, xe có thể bị đổ và mất lái. Tay phanh và tay ga nhịp nhàng sẽ giúp linh hoạt khi đi xe, xử lý tình huống an toàn, không bị phanh gấp.

lai-xe-may-an-toan-2

  • Khi lái xe là phải lái bằng cả cơ thể mình chứ không còn là chỉ lái bằng tay. Ở tốc độ thấp ta có thể lái chủ yếu bằng tay và mắt để quan sát, nhưng khi đi tốc độ cao thì tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể phải kết hợp nhịp nhàng để quan sát, cảm nhận các chướng ngại vật và xử lý trong tích tắc. Điều này đòi hỏi tay ga, phanh, còi, vào số, đèn nhan phải thực hiện như một phản xạ có điều kiện khi xử lý.
  • Luôn tỉnh táo để quan sát được đường đi và dự đoán các nguy cơ một cách chính xác. Khi lái xe không được sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc có thành phần kích thích thần kinh. Không vừa đi vừa lơ đãng hay nói chuyện mất tập trung, phải quan sát đường một cách cẩn thận, nhất là ban đêm tầm nhìn bị hạn chế.
  • Gương xe không bao quát được 100 % đằng sau, chúng đều có những điểm mù khi di chuyển trên đường, nhất là đường đông. Để khắc phục điểm mù này người lái xe cần đi chậm lại, rồi quay đầu nhanh nhìn về phía sau để xem rõ những vật  và xe đằng sau trong gương không nhìn được cho rõ ràng. Chỉ quay đầu thật nhanh, vai và tay lái vẫn giữ thẳng.
  • Không nên cố vượt các xe khác khi các yếu tố đảm bảo an toàn không đủ, nhất là vượt các phương tiện lớn hơn. Nếu muốn vượt phải xác định là xe đằng sau mình không định vượt mình, đằng trước thông thoáng, đường dễ đi, xe chạy ngược chiều còn cách khoảng cách xa. Không vượt khi không nhận được tín hiệu cho vượt của xe đằng trước khi bạn còi, điều này sẽ rất nguy hiểm.

Trên đây là những lưu ý cần nhớ để lái xe máy an toàn. Khi tham gia giao thông mỗi người cần có ý thức tuân thủ và chấp hành các luật và hiệu lệnh giao thông, có ý thức bảo vệ bản thân và những người cùng tham gia giao thông không bị gặp nguy hiểm.

Leave A Reply