Ngắm hoa tam giác mạch – nét đặc sắc của du lịch Hà Giang.

0

Cứ tầm tháng 10, tháng 11 hàng năm là du khách thập phương đổ về Hà Giang để ngắm tam giác mạch. Từ chính xu hướng đi phượt mấy năm gần đây mà dân phượt đã khám phá ra các vùng trồng hoa tam giác mạch tuyệt đẹp. Hà Giang là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất, cũng sở hữu những khu ruộng nương và thung lũng tam giác mạch đẹp ngất ngây. Giữa bốn bề núi đá che leo hoang sơ, thung lũng hoa tam giác mạch nở rộ một màu sắc tươi vui tạo nên một bức tranh thiên nhiên đối lập mà thu hút không rời mắt được.

Do khí hậu vùng núi cao và địa hình hiểm trở nhiều núi nên các loại cây trồng khác khó mọc được, chỉ có tam giác mạch vẫn kiên cường gắn bó với cuộc sống nghèo khó của bà con dân tộc vùng núi cao nơi đây, Những cánh hoa tam giác mạch nhỏ bé và mềm mại, mỗi cơn gió thổi qua nương hoa là thổi lên những cơn gió hoa lấp lánh tuyệt đẹp, sẽ không quá nếu gọi đây là hoa trời, bởi không chỉ mang vẻ đẹp tuyệt diệu, mộc mạc mà loài hoa này còn là kết tinh ra một loại lương thực quan trọng nuôi sống con người.

ngam-hoa-tam-giac-mach-1

Lễ hội hoa tam giác mạch – sức hút du lịch mới.

Được tổ chức lần đầu tiên vào 2015 đạt được những thành công rực rỡ, tháng 10/2016 sẽ tổ chức Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ 2, đây là một sức hút mới của du lịch Hà Giang.

Kết hợp tổ chức cùng với Ngày hội văn hoá dân tộc Mông, nên Lễ hội hoa tam giác mạch không chỉ nhằm thu hút khách du lịch đến đây, mà còn nhằm bảo tồn, phát huy các đặc sắc văn hoá của các dân tộc. Tại lễ hội này sẽ diễn ra hàng loạt các hoạt động nghệ thuật và văn hoá đa dạng, đặc sắc, từ múa hát tới ẩm thực,các phong tục-nghi thức sinh hoạt truyền thống, các trò chơi dân gian cùng nhiều sản phẩm văn hoá đặc trưng. Du khách có thể tìm địa chỉ mua mật ong hoa tam giác mạch về để làm quà.

Trong khuôn khổ Lễ hội hoa tam giác mạch thì các hoạt động nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm các sản phẩm làm từ hoá tam giác mạch rất được mong chờ.

ngam-hoa-tam-giac-mach-2

Truyền thuyết về hoa tan giác mạch.

Các dân tộc Mông có truyền miệng nhau hết đời này sang đời khác về loài cây tam giác mạch gắn bó với dân tộc họ từ xa xưa rằng: Nàng tiên Gạo cùng nàng tiên Ngô đi gie hạt giống ở dưới trần gian. Hạt gieo xong, mày ngô mày trấu không biết sử dụng làm gì thế là hai nàng tiên hết chúng vương vãi vào khắp các khe núi. Nhờ có hạt giống hai nàng tiên đã gieo mà người Mông đã thoát đói một thời gian, khi lúa ngô đã hết, nạn đói lại bắt đầu, khắp các bản người Mông trên cùng núi đá ở khắp vùng Hà Giang đâu đâu cũng có người chết đói. Họ đói quá nên kéo nhau đi tìm cái ăn để sống, trong lúc quá đói và sắp không trụ được nữa thì họ tìm được loại hạt ăn vừa bùi vừa ngon, ngon như lúa ngô vậy, vì hạt có hình tam giác nên họ gọi đó là tam giác mạch.

Vì biết ơn loại hạt này mà người Mông đã bảo quản và gieo trồng loại hạt này đời đời, khi mà sau này có thêm ngô nữa thì họ vẫn không bỏ việc trồng tam giác mạch. Đây chính là một loại lương thực chính của người Mông ở Hà Giang.

 

Leave A Reply