Những câu chuyện kì bí ở khu di tích Lam Kinh-Thanh Hóa.

0

Khi đến thăm khu di tích Lam Kinh thì du khách thường tò mò và thích thú bởi những câu chuyện kì bí được kể lại gắn liền với những loại cây ở đây. Bên mộ vua Lê Thái Tổ có cay ổi cười, cây lim “hiến thân” cho công trình cung điện dựng lại hay chuyện tình cây đa cây thị thắm thiết.

Di tích Lam Kinh nằm ở huyện Thọ Xuân và Ngọc Lạc (Thanh Hóa), đây là nơi an nghỉ của vưa Lê Lợi cùng các vị vua-vương hậu thời Lê Sơ. Khu di tích Lam Kinh qua nhiều lần tu bổ và tôn tạo đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Khuôn viên khu di tích co nhiều loại cây quý hàng trăm năm tuổi gắn liên với những câu chuyện kì bí hấp dẫn.

Câu chuyện kì bí về cây ổi cười bên mộ vua Lê Thái Tổ.

Cây ổi gầy guộc chỉ cao tầm 3m, lá nhỏ, hàng năm ra rất nhiều quả năm ngay bên phải khuôn viên mộ vua Lê. Ngay sau nó là tượng quan hầu và tượng con giống hiền đang chầu trước mộ vua. Sự tích “ối cười” bắt đầu khoảng 10 năm trước do một du khách phát hiện ra. Chỉ cần sờ nhẹ lên thân cây là đầu lá sẽ rung lên bần bật ngay cả khi trời lặng gió, lá ổi như những ngón tay nhỏ mở ra rung rinh. Nếu ta nắm vào cành ổi và nhắm mắt lại thì sẽ có cảm giác rất lạ như đang chu du ở đâu đó.

Có rất nhiều người tới đây khám phá cây ổi cười đều rất bất ngờ trước câu chuyện kì bí và hienj tượng lạ lùng này.

chuyen-ki-bi-1

Câu chuyện cây Lim “hiến thân”.

Một cây lim cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 tuổi ở khu di tích Lam Linh đã xảy ra một sự việc lạ lùng tạo nên một câu chuyện kì bí về cây lim “hiến thân”. Khi dự án phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh vào năm 2010 thì cây lim đang xanh tươi và khỏe mạnh bỗng nhiên bất ngờ trút hết lá, người ta không biết đây là một sự trùng hợp hay điều lạ lùng.

Cây chết vào lúc thiết kế thi công vừa hoàn thành, khi người ta hạ cây xuống thì thấy lim không hề bị rỗng ruột như những cây lim khác khi bị chết. Thâm lim đặc hoàn toàn, vô cùng thuận lợi để dùng làm trụ cột Chính điện  với quy mô tới 9 toàn gỗ lim đồ sộ nhất ở Việt Nam.

chuyen-ki-bi-3

Chỉ duy nhất một cây lim với cành mà đủ để làm một bộ gồm cột cái, cột quân, cột góc, thượng lương phục vụ cho Lễ phạt mộc khởi công cung điện vào tháng 10/2010. Câu chuyện kì bí này còn khiến người nghe thấy thú vị hơn khi đường kính của gốc lim khớp trùng với gương tảng cột cái khoảng 0,8 mét. Đường kinh ngọn là 60,5 mét vừa khớp với gương tảng cột quân.

Nhiều người cho rằng việc cây lim bất ngờ rụng lá và chết đi là để “hiến thân” cho công việc phỏng dựngl ại cung điện lưu truyền cho hậu thế.

Chuyện kì bí về chuyện tình cây đa thị.

Khu di tích Lam Kinh có một cây đa rất to, theo những người gắn bó ở đây kể lại rằng ngày xữa chỗ cây đa mọc bây giờ án ngữ một cây thị. Có rất nhiều chim choc thường đậu trên cành thị ăn quả đa và làm rơi hạt xuống gốc thị mọc thành cây đa.

Cây đa mọc lên tốt tươi, bộ rễ phụ của nó vô cùng đặc biệt khi không vươn ra xa như những cây đa khắc và môn trọn lấy gốc thị hóa chung thành một gốc. Đây là khởi nguồn cho câu chuyện kì bí chuyện tình đa thị.

chuyen-ki-bi-2

Cây đa cao khoảng 20m, gốc cây to phải chục người ôm không hết, cây thị sống giữa lòng gốc đa vẫn tươi tốt, ra quả đều hàng năm. Tới năm 2007 thì cây thị già chết khô, nhưng ngày nay những cành khô chia ra bên ngoài gốc đa vẫn dễ dàng nhìn thấy, đa thị gắn bó thắm thiết với nhau rất lạ lùng. Tới năm 2013 thì Hội bảo bệ thiên nhiên môi trường Việt Nam đã công nhận đây là cây di sản tầm vóc có giá trị lịch sử, độc đáo hiếm lạ.
 

Leave A Reply