Thời nay, truyền hình thực tế lên ngôi thu hút sự chú ý và quan tâm của đông đảo khán giả, công chúng. Nhằm thu hút người xem mà hoàng loạt các chương trình thực tế cho người lớn rồi lại cho trẻ con được tung ra trên truyền hình tạo nên một cuộc đua rating gay gắt. Do đó chiêu trò để câu người xem của các nhà sản xuất là không tránh khỏi, hiện trạng thể hiện rõ ràng trong nhiều pha “lố” của truyền hình thực tế 2016.
Chiêu “độc, lạ” trong truyền hình thực tế 2016.
Mới đây chương trình Việt Nam nextop model 2016 đã gây nhiều chú ý và tranh cãi khi thí sinh vào chung kết của chương trình khác hoàn toàn với các năm trước khi có thí sinh chỉ cao 1m54. Không ai có thể ngờ một cô người mẫu chỉ với chiều cao 1m54 sẽ vào được tận chặng đường cuối này. Tiêu chí cuộc thi năm 2016 là “phá bỏ mọi giới hạn” nhưng với chiều cao quá khiêm tốn so với một người mẫu đạt chuẩn phải cao 1m70 thì Fung La quá thấp, chỉ hợp làm người mẫu ảnh. Với việc tiến thẳng qua các vòng tới chung kết bất chấp dư luận thì nhiều người nhận ra đây chính là “chiêu mới” của nhà sản xuất để thu hút khán giả quan tâm tới chương trình.
Hay như chương trình thi nấu ăn lại quay đặc tả chiếc răng của thí sinh trong thời dan dài, thí sinh bị laoij vì tài năng vượt khuôn khổ,…là những gì đang diễn ra trên truyền hình thực tế vì cuộc chạy đua rating của các nhà sản xuất khiến khán giả ngày càng ngán.
Khi bé Gia Huy trong “vua đầu bếp nhí” giới thiệu món ăn rồi bị rụng răng thì phần quay đặc tả chiếc răng chiếm tới 2/3 thời gian, các giám khảo thì cứ hỏi xoáy về chiếc răng rụng của cậu bé thay vì món ăn cậu nấu. Chi tiết này tuy có gây cười nhưng nó hoàn toàn không phù hợp khuôn khổ của chương trình, nó khiến khán giả theo dõi cảm thấy bản thân đang không biết xem cái gì.
Màn loại thí sinh của giám khảo Cát Tường trong “The voice Kid Việt” khiến nhiều khán giả và người trong nghề chĩa mũi nhịn vào huấn luyện viên vì câu nói “tài năng của con đã vượt xa so với khuôn khổ trong cuộc thi này và đã đến lúc chúng ta dừng lại với việc thi thố”.
Không phải bây giờ truyền hình thực tế mới làm chiêu trò câu rating nhưng việc sử dụng những trò quá sức tưởng tượng khiến khản giả cảm thấy mình như bị dắt mũi và không chấp nhận được.
Bóc trần chiêu câu rating của truyền hình thực tế.
Khi bàn luận về vấn đề chiêu trò trong các chương trình truyền hình thực tế có trẻ em tham gia thì một chuyên gia tâm lý học cho hay: Dùng trẻ em để thực hiện ý đồ người lớn rất nguy hiểm, có thể gây nên những sang chấn tâm lý tổn thương ở trẻ. Nhà sản xuất lấy việc một cậu bé rụng răng và loại một cô bé 15 tuổi bằng lý do không thuyết phục sẽ tạp nên những tổn thương trong lòng bé.
Ý kiến của một số chuyên gia khi nói về trường hợp cụ thể việc giám khảo xoáy vào chuyện rụng răng của bé Gia Huy làm cho bé bị bối rối ngại ngùng. Máy quay đặc tả việc rụng răng của cậu bé trên truyền hình có thể khiến bé không thích vì chẳng phải bé nào cũng thích khoe việc mình bị sún răng cả.
Lý do mà Cát Tường đưa ra khi cho bé Chiara dừng cuộc thi bị cho là cảm tính không theo tiêu chí cuộc thi. Thậm chí một số khán giả ở hải ngoại còn cho rằng trường hợp hai bé Gia Huy và Chiara mà xảy ra ở nước ngoài thì chương trình truyền hình thực tế sẽ bị pháp luật xử lý ngay vì vi phạm vấn đề bảo vệ trẻ em.
Ở các nước có nền công nghiệp giải trí phát triển thì họ có những điều luật và quy định chặt chẽ để bảo vệ trẻ em. Ở Việt Nam thì vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, luật còn nhiều lỗ hổng
Một chuyên gia truyền thông đã chia sẻ về mặt trái của chương trình truyền hình thực tế là sự phân chia thị phần khán giả, tính cạnh tranh giữa các chương trình bắt nguồn từ đó. Để lôi kéo khán giả xem bằng cách làm cho chương trình hấp dânx thì họ dùng các chiêu trò để tạo ấn tượng “độc, lạ”. Không phải lúc nào khán giả cũng chấp nhận chiêu trò, họ chỉ chấp nhận trong “giới hạn cho phép” chứ không phải là sự bất chấp tất cả.